Review/ Đánh giá nhanh AirPods Pro

Đầu tiên, mình xin nói vài lời về cách mình review. Mình ko phải dân chuyên review, càng ko phải dân chuyên về Audio, nhưng cũng có nghiên cứu, tìm hiểu và chơi nhiều từ Denon, Tannoy, B&W, Bang & Olufsen, Harman này kia. Khi review cái nào, mình cũng chỉ chọn vài bài quen thuộc, toàn các bài cũ thôi, nhưng do đã quen và nhiều năm test loa test amp toàn từ mấy bài đó, nên quen rồi, test các bài mới ko chính xác và ko công bằng cho các loa, amp và headphones trước đó :D

Review mình làm đều giữ mức trung gian, vì mình biết, “mọi review đều vô nghĩa nếu bạn ko công bằng”, nhưng đây là âm thanh, nên mỗi người mỗi cảm nhận, có thể với bạn, mình là tai cây hay tai trâu gì đó, nhưng nếu chửi bới gì thì mình cũng sẵn sàng thành tai-son (Mike Tyson), đấm ko trượt phát nào nhé ;)

Công cụ test:

  • Pro Max + AirPods Pro
  • XR + XM3
  • iPad Pro 2018 + AirPods

‍Cách test:
Cùng 1 bài hát, 3 nguồn phát cho 3 tai nghe, thử lần lượt tới lui nhiều lần ở nhiều mức âm lượng khác nhau.

  • ABBA – The Day before You Came
  • Jette Torp – Only a Wonman’s Heart (disc demo showroom Bang & Olufsen)
  • Tony Braxton – Spanish Guitar
  • Secret Garden – Song for a Stormy Night (bài này rất bình thường, nhưng làm rất nhiều tai nghe mất điểm)

* Các tai nghe đều được reset về factory default trước khi test.
* Các thiết bị phát đều tắt EQ, XM3 remove luôn app, ko chỉnh EQ.

‍♀️ Về cảm nhận đeo


Đang tải review_airpods_Tinhte_4.jpg…

AirPods Pro KHÓ ĐEO HƠN AirPods cũ. Do nó có thêm 2 nút đệm. Với AirPods cũ, bạn chỉ việc “gán” vào, là xong. Với AirPods Pro, “gán” vào tai thì nó vẫn nhận vẫn bật đó, nhưng hở và dễ rớt, bạn phải thêm thao tác xoay nhẹ nữa nó mới chặt. Tuy nhiên, khi làm động tác xoay đó, tay bạn sẽ kích hoạt cảm ứng lực luôn. Nên chưa đeo hết 2 tai mà nó đã phát nhạc rồi.

Cảm giác đeo khá thoải mái, ko bằng AirPods cũ, nhưng dễ đeo hơn Sony XM3 (gán, nhấn, xoay).
Kết luận: AirPods > Pro > XM3

Đang tải review_airpods_Tinhte_1.jpg…

Thay đổi nút bịt tai:
Tháo ra khó, cần lực hơi mạnh. Lúc kéo ra lần đầu mình sợ nó đứt :D

Gắn vào thì dễ, gắn vào đến khi nghe tiếng *clik* nhỏ là ổn.

 

‍♂️ Kết nối:

Làm gì có ai kết nối với thiết bị của Apple ngon bằng tai nghe của Apple! AirPods Pro kết nối ko khác gì AirPods.

– Android: cả AirPods lẫn AirPods Pro đều kết nối được với Android (test trên Galaxy Fold, hôm nay). Cảm ứng lực vẫn hoạt động trên Android. Bấm 1 cái ngừng phát, cái nữa phát lại, 3 cái chuyển bài.
*** Nhưng ko biết vì lý do gì, bên tai phải có tiếng động lạ tách tách, lặp lại liên tục tầm 10s 1 lần **** Vấn đề này ko bị trên AirPods. Mình sẽ test thêm với Android khác xem sao.

– App trên iOS:
Ko cần cài đặt app. Vào Bluetooth, bấm chữ i là có menu cho lựa chọn chế độ (chống ồn, tắt, cho phép âm thanh ngoài lọt vào), và có luôn cả chức năng thử xem bạn nên dùng nút tai nghe size nào

** Connect với iOS 12.1: 12.3 mới chính thức hỗ trợ AirPods Pro. Tuy nhiên, mình vẫn connect đc với 12.1 và vẫn dùng đc vài chức năng, tuy bị hạn chế. Mọi người xem thêm hình nhé.

Đang tải review_airpods_Tinhte_5.jpg…

Về chất âm:

– So với AirPods: phần này rất khó nói. Mình thử rất nhiều lần, ở các mức volume khác nhau, cuối cùng mới đưa ra kết luận được.
Công tâm mà nói, mình thích AirPods hơn. Pro do noise cancelling nên nó “tạp” hơn, đục hơn (nhiều hay ít thì tuỳ volume). AirPods nghe mộc hơn, ko hay xuất sắc, nhưng ko dở tệ; AirPods Pro cũng vậy, nhưng nó đục hơn (đục hơn nên cũng ấm hơn tí). Vì nó kín tai hơn, nên bass cũng cảm nhận là mạnh hơn tí. Treble vẫn hơi chói tai nghe AirPods.

Đang tải review_airpods_Tinhte_2.jpg…

– So với XM3:
XM3 ấm hơn, nhưng bass hơi quá (ở mức hơi quá, mình luôn dùng app chỉnh bớt bass về 1-2 nấc), âm treble cao hơn, thanh hơn hẳn, nhưng lại không chói tai, nó là 1 tai nghe hoàn thiện, nhưng ko có chất “mộc” như của AirPods. Kiểu như Harman so với Marshall vậy.
AirPods Pro ko ấm, cũng ko thanh ko mộc như AirPods, nhưng vẫn có cái riêng khác biệt. Ở mức volume cao sẽ ổn, ở mức volume thấp và giữa nghe rất chán, lộ rõ cái dở của tai nghe noise cancelling.

Đang tải review_airpods_Tinhte_3.jpg…

✈️ Về khả năng chống ồn:

Mình review nhanh nên ko thử được chi tiết trên máy bay hay trên train, thử trong xe cũng ko công bằng do mình đi Tesla – xe điện ko có tiếng động cơ, chỉ có tiếng bánh xe lăn thì tai đi kèm iPhone cũng đã ko nghe gì rổi. Nhưng khi đeo AirPods Pro và XM3, ko bật nhạc, AirPods Pro khiến mình hơi đau đầu, bạn nào dùng tai nghe noise cancelling đều sẽ biết cảm giác đó, có tiếng xì nhẹ, hơi nghẹt tai. XM3 tự nhiên hơn nhiều rất nhiều. Thêm nữa, khi ngồi gần máy lạnh để test, lúc ko phát nhạc, AirPods Pro vẫn nghe tiếng gió từ máy lạnh, dù rất nhỏ, XM3 thì hoàn toàn ko. Mình tạm kết luận noise cancelling trên XM3 tốt hơn AirPods Pro.

✋ Về chức năng mới Force sensor (cảm ứng lực):

Rất hay. Ban đầu mình tưởng đó là cụm từ marketing mới (marketing gimmick), nhưng nó thật sự là force sensor. Khi chạm vào nó ko báo, nhưng khi bóp vào thì sẽ có tiếng báo nhỏ và ngừng bài hát.

Phân biệt Apple Watch LTE và GPS, sự khác nhau giữa các phiên bản

Nếu bạn đang cố gắng lựa chọn giữa chiếc Apple Watch Series 4 bản GPS thường hoặc phiên bản nâng cấp Cellular (LTE) đi kèm thì đây là một vài điểm bạn cần phân biệt trước khi quyết định.

Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Sự khác nhau giữa AW4 GPS và Cellular: khả năng kết nối với điện thoại

Bạn có thể lựa chọn bất kì chiếc smartwatch nào mình thích. Nhưng đừng quên điều quan trọng nhất là nó phải kết nối thật tốt với điện thoại của bạn. Dưới đây là yêu cầu cấu hình tối thiểu của điện thoại để có thể kết nối hoàn hảo với Apple Watch Series 4:

  • Apple Watch Series 4 bản GPS + Cellular (LTE): iPhone 6 hoặc iOS 12 trở lên
  • Apple Watch Series 4 bản GPS: iPhone 5s hoặc iOS 12 trở lên
  • Apple Watch Series 3 bản GPS + Cellular: iPhone 6 hoặc iOS 11 trở lên
  • Apple Watch Series 3 bản GPS: iPhone 5s hoặc iOS 11 trở lên
Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Sự khác nhau giữa AW4 GPS và Cellular: phiên bản LTE có thể nghe gọi độc lập

Phiên bản Apple Watch Series 4 GPS + Cellular có thể hỗ trợ người dùng iPhone nghe gọi độc lập trên đồng hồ nhờ được trang bị eSIM riêng. Tính năng này lần đầu được hỗ trợ ở phiên bản Apple Watch Series 3. Nó có thể giúp người dùng nghe gọi, nhắn tin hay kết nối 4G mà không cần iPhone. Do đó, bạn có thể sử dụng riêng đồng hồ mà không cần phải kè kè điện thoại bên người nữa.

Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Trong trường hợp bạn chưa biết, eSIM là viết tắt cho SIM điện tử (electronic SIM). Nó được thiết kế để thay thế cho các loại SIM cứng truyền thống mà chúng ta thường sử dụng. Thực chất, eSIM là một con chip được hàn thẳng lên bo mạch của thiết bị chứ không phải thẻ nhựa.

Hiện tại, eSIM đã bước đầu được hỗ trợ tại Việt Nam với một số nhà mạng như Viettel hoặc VinaPhone. 

Vậy liệu sử dụng đồng hồ Apple Watch Series 4 bản LTE là không cần điện thoại?

Không phải vậy. Bạn vẫn cần kết nối Apple Watch với đồng hồ để xem một số dữ liệu sức khỏe và các cài đặt khác. Khi không có điện thoại ở gần, Apple Watch sẽ tạm lưu trữ dữ liệu và xóa đi trong một thời gian nhất định. Do đó, bạn vẫn cần phải kết nối nó với chiếc iPhone của mình.

Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Sự khác nhau giữa AW4 GPS và Cellular: có nghe nhạc được không?

Apple Watch gần như là sản phẩm đồng hồ thông minh duy nhất có khả năng lưu trữ nhạc lên đến 16GB. Do đó, bạn có thể nghe nhạc thoải mái trên mọi phiên bản Apple Watch Series 4. Tuy nhiên, bản AW4 GPS + Cellular sẽ có lợi thế hơn một chút với khả năng nghe nhạc trực tuyến (streaming) mà không cần iPhone hoặc wifi.

Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Sự khác nhau giữa AW4 GPS và Cellular: thiết kế vỏ

Với phiên bản AW4 GPS, đồng hồ chỉ có 6 sự lựa chọn màu sắc/dây đeo với khung nhôm. Trong khi đó, phiên bản Apple Watch Series 4 GPS + Cellular có đến gấp đôi với cả khung nhôm lẫn khung thép không gỉ. Ngoài ra, nó cũng có thêm một vài sự lựa chọn đặc biệt khác. Ví dụ như bản đặc biệt phiên bản Nike+ hoặc Hermes.

Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Sự khác nhau giữa AW4 GPS và Cellular: thời lượng pin

Đây là vấn đề quan trọng nhất khi bạn muốn sở hữu một chiếc Apple Watch Series 4. Với thời lượng pin trung bình 18 giờ như Apple đã công bố, liệu AW4 GPS + Cellular có thời lượng pin đạt đến mức ấy không?

Theo công bố của Apple, thời lượng pin sử dụng của Apple Watch Series 4 có mức trung bình như sau:

  • Apple Watch Series 4 bản GPS: chỉ kết nối bluetooth: trung bình trên 18 giờ
  • Apple Watch Series 4 bản GPS + Cellular: trung bình 4 giờ kết nối LTE + 14 giờ kết nối bluetooth.

Một số yếu tố có thể khiến Apple Watch hết pin nhanh hơn. Ví dụ như thời gian nghe gọi, nghe nhạc, theo dõi nhịp tim liên tục, theo dõi thể thao, bật LTE, nhận tin nhắn,… Thời lượng pin sử dụng của Apple Watch tùy thuộc vào lượng sử dụng của bạn. Nhưng nhìn chung thì nếu mua Apple Watch bản GPS + Cellular thì thời lượng sử dụng pin sẽ thấp hơn một chút.

Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?

Có nên nâng cấp Apple Watch Series 3 lên Apple Watch Series 4 không?

Chắc chắn là CÓ. Bạn cần nâng cấp Apple Watch Series 3 lên Apple Watch Series 4 ngay bởi vì:

  • Apple Watch Series 4 có màn hình lớn hơn, hiển thị nhiều thông tin hơn, trải nghiệm dùng tốt hơn
  • Chip xử lý của Apple Watch Series 4 mạnh mẽ hơn 50%
  • Được bổ sung nhiều mặt đồng hồ tuyệt đẹp và đầy đủ tiện ích hơn
Sự khác nhau giữa Apple Watch Series 4 bản Cellular và GPS là gì?
  • Được bổ sung nhiều tính năng bảo vệ sức khỏe hơn, ví dụ như đo điện tâm đồ hoặc tự phát hiện ngã.
  • Cảm biến nhịp tim hoạt động chính xác hơn, bộ nhớ lưu trữ nhạc nhiều hơn, âm lượng loa được tăng lên 50%, bắt sóng tốt hơn,… là những ưu điểm bạn không thể bỏ qua.

Và còn nhiều ưu điểm hơn nữa giúp Apple Watch Series 4 trở thành mẫu smartwatch đáng mua nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo và đặt mua ngay tại Techwear.vn tại link đính kèm dưới đây.